1.1.1. KẾ TOÁN KHOẢN CẤM CỐ, KÝ QUỸ, KÝ CƯỢC
1.1.1.1. Khái niệm và nguyên tắc kế toán
a) Tài khoản
này dùng để phản ánh số tiền hoặc giá trị tài sản mà doanh nghiệp đem đi cầm cố,
thế chấp, ký quỹ, ký cược tại các doanh nghiệp, tổ chức khác
trong các quan hệ kinh tế theo quy định của pháp luật.
b) Các khoản
tiền, tài sản đem cầm cố, thế chấp ký quỹ, ký cược phải được theo dõi chặt chẽ
và kịp thời thu hồi khi hết thời hạn cầm cố, thế chấp, ký quỹ, ký cược. Trường
hợp các khoản ký quỹ, ký cược doanh nghiệp được quyền nhận lại nhưng quá hạn
thu hồi thì doanh nghiệp được trích lập dự phòng như đối với các khoản nợ phải
thu khó đòi.
c) Doanh nghiệp
phải theo dõi chi tiết các khoản cầm cố, thế chấp ký cược, ký quỹ theo từng loại,
từng đối tượng, kỳ hạn, nguyên tệ. Khi lập Báo cáo tài chính, những khoản có kỳ
hạn còn lại dưới 12 tháng được phân loại là tài sản ngắn hạn; Những khoản có kỳ
hạn còn lại từ 12 tháng trở lên được phân loại là tài sản dài hạn.
d) Đối với tài sản
đưa đi cầm cố, thế chấp, ký quỹ, ký cược được phản ánh theo giá đã ghi sổ kế
toán của doanh nghiệp. Khi xuất tài sản phi tiền tệ mang đi cầm cố, thế chấp,
ký quỹ, ký cược ghi theo giá nào thì khi thu về ghi theo giá đó. Trường hợp có
các khoản ký cược, ký quỹ bằng tiền hoặc tương đương tiền được quyền nhận lại bằng
ngoại tệ thì phải đánh giá lại theo tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm lập
Báo cáo tài chính (là tỷ giá mua của ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp thường
xuyên có giao dịch). Các tài sản thế chấp bằng giấy chứng nhận quyền sở hữu (ví
dụ như bất động sản) thì không ghi giảm tài sản mà theo dõi chi tiết trên sổ kế
toán (chi tiết tài sản đang thế chấp) và thuyết minh trên Báo cáo tài chính
1.1.1.2. Tài khoản sử dụng
Tài khoản 244 có kết cấu:
Bên
Nợ:
- Giá
trị tài sản mang đi cầm cố, thế chấp hoặc số tiền đã ký quỹ, ký cược.
- Chênh lệch tỷ
giá hối đoái do đánh giá lại số dư các khoản ký cược, ký quỹ được quyền nhận lại
bằng ngoại tệ tại thời điểm báo cáo (trường hợp tỷ giá ngoại tệ tăng so với Đồng
Việt Nam).
Bên Có:
- Giá
trị tài sản cầm cố hoặc số tiền ký quỹ, ký cược đã nhận lại hoặc đã thanh toán;
- Khoản khấu trừ (phạt) vào tiền ký quỹ, ký cược tính vào chi phí khác;
- Chênh lệch tỷ
giá hối đoái do đánh giá lại số dư các khoản ký cược, ký quỹ được quyền nhận lại
bằng ngoại tệ tại thời điểm báo cáo (trường hợp tỷ giá ngoại tệ giảm so với Đồng
Việt Nam).
Số dư
bên Nợ: Giá trị tài sản còn đang cầm cố, thế chấp
hoặc số tiền còn đang ký quỹ, ký cược
1.1.1.3. Phương pháp kế toán một số nghiệp vụ kinh tế phát sinh
a) Dùng tiền mặt, hoặc tiền gửi ngân
hàng để ký cược, ký quỹ, ghi:
Nợ TK 244
Có các TK 111, 112.
b) Trường hợp dùng tài sản cố định để cầm
cố, ghi:
Nợ TK 244 (giá trị
còn lại)
Nợ TK 214 (giá trị
hao mòn)
Có các TK 211, 213 (nguyên giá).
Trường hợp thế chấp
bằng giấy tờ (giấy chứng nhận sở hữu nhà đất, tài sản) thì không phản ánh trên
tài khoản này mà chỉ theo dõi trên sổ chi tiết.
c) Khi mang
tài sản khác đi cầm cố, thế chấp, ghi:
Nợ TK 244 (chi tiết theo từng khoản)
Có các TK
152, 155, 156,...
d) Khi nhận lại tài sản cầm cố hoặc tiền
ký quỹ, ký cược:
- Nhận lại số tiền
ký quỹ, ký cược, ghi:
Nợ các TK 111, 112
Có TK 244
- Nhận lại tài sản
cố định cầm cố, thế chấp, ghi:
Nợ các TK 211, 213 (nguyên giá khi đưa đi cầm cố)
Có TK 244 (giá trị còn lại)
Có TK 214 (giá trị hao mòn).
- Khi nhận lại tài sản khác mang đi cầm cố, thế chấp, ghi:
Nợ các TK 152, 155, 156,...
Có TK 244
(chi tiết từng khoản).
đ)
Trường hợp doanh nghiệp không thực hiện đúng những cam kết, bị phạt vi phạm hợp
đồng trừ vào tiền ký quỹ, ký cược, ghi:
Nợ TK 811 (số tiền
bị trừ)
Có TK 244
e)
Trường hợp sử dụng khoản ký cược, ký quỹ thanh toán cho người bán, ghi:
Nợ TK 331
Có TK 244
g) Khi lập Báo cáo tài chính, nếu các khoản ký cược,
ký quỹ được quyền nhận lại có gốc ngoại tệ, kế toán phải đánh giá theo tỷ giá
giao dịch thực tế tại thời điểm lập Báo cáo tài chính:
-
Nếu tỷ giá ngoại tệ tăng so với tỷ giá Đồng Việt Nam, ghi:
Nợ
TK 244
Có
TK 413 (4131).
- Nếu tỷ giá ngoại tệ giảm so với
tỷ giá Đồng Việt Nam, ghi:
Nợ
TK 413 (4131)
Có
TK 244
1.1.2. Kế toán dự phòng phải thu khó đòi
1.1.2.1.
Tài khoản sử dụng
Tài
khoản 2293 - Dự phòng phải thu khó đòi:
Tài khoản này phản ánh tình hình trích lập hoặc hoàn nhập khoản dự phòng các
khoản phải thu và các khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn khó đòi
1.1.2.2.
Phương pháp hạch toán
-
Khi lập Báo cáo
tài chính, căn cứ các khoản nợ phải thu được phân loại là nợ phải thu khó đòi,
nếu số dự phòng nợ phải thu khó đòi cần trích lập ở kỳ kế toán này lớn hơn số
dự phòng nợ phải thu khó đòi đã trích lập ở kỳ kế toán trước chưa sử dụng hết,
kế toán trích lập bổ sung phần chênh lệch, ghi:
Nợ
TK 642
Có TK 229 (2293).
-
Khi lập Báo cáo
tài chính, căn cứ các khoản nợ phải thu được phân loại là nợ phải thu khó đòi,
nếu số dự phòng nợ phải thu khó đòi cần trích lập ở kỳ kế toán này nhỏ hơn số dự
phòng nợ phải thu khó đòi đã trích lập ở kỳ kế toán trước chưa sử dụng hết, kế
toán hoàn nhập phần chênh lệch, ghi:
Nợ TK 229 (2293)
Có TK 642
-
Đối với các khoản nợ phải thu khó đòi khi xác định là không thể thu hồi được, kế
toán thực hiện xoá nợ theo quy định của pháp luật hiện hành. Căn cứ vào quyết
định xoá nợ, ghi:
Nợ các TK 111, 112, 331, 334....(phần tổ
chức cá nhân phải bồi thường)
Nợ
TK 229 - Dự phòng tổn thất tài sản
(2293)(phần đã lập dự phòng)
Nợ
TK 642 - Chi phí quản lý doanh nghiệp (phần được tính vào chi phí)
Có các TK 131, 138, 128, 244...
-
Đối với những khoản
nợ phải thu khó đòi đã được xử lý xoá nợ, nếu sau đó lại thu hồi được nợ, kế
toán căn cứ vào giá trị thực tế của khoản nợ đã thu hồi được, ghi:
Nợ
các TK 111, 112,....
Có TK 711
Đối với các khoản nợ phải thu quá hạn
được bán theo giá thoả thuận, tuỳ từng trường hợp thực tế, kế toán ghi nhận như
sau:
+ Trường hợp khoản phải thu quá hạn chưa
lập dự phòng phải thu khó đòi, ghi:
Nợ các TK 111, 112 (theo giá bán thỏa
thuận)
Nợ TK 642 (số tổn thất từ việc bán nợ)
Có
các TK 131, 138,128, 244...
+ Trường hợp khoản phải thu quá hạn
đã lập dự phòng phải thu khó đòi nhưng số đã lập dự phòng không đủ bù đắp tổn
thất khi bán nợ thì số tổn thất còn lại được hạch toán vào chi phí quản lý
doanh nghiệp, ghi:
Nợ các TK 111, 112 (theo giá bán thỏa
thuận)
Nợ TK 229 (2293) (số đã lập dự phòng)
Nợ TK 642 (số tổn thất từ việc bán nợ)
Có
các TK 131, 138,128, 244...
-
Kế toán xử lý các
khoản dự phòng phải thu khó đòi trước khi doanh nghiệp Nhà nước chuyển thành
công ty cổ phần: Khoản dự phòng phải thu khó đòi sau khi bù đắp tổn thất, nếu
được hạch toán tăng vốn Nhà nước, ghi:
Nợ TK 229 (2293)
Có
TK 411
1.2.
Bài tập vận dụng
Bài 2:
Ngày 20/06/N-1: Bán 1 lô hàng cho công ty T, giá bán bao gồm
cả thuế trên hóa đơn là 40.000.000đ. Thời hạn thanh toán 30 ngày. Ngày 31/12/N,
công ty T vẫn chưa thanh toán tiền. Căn cứ vào điều kiện lập dự phòng, kế toán
đã lập dự phòng nợ phải thu khó đòi của khách hàng T (30% giá trị của khoản nợ)
Tháng 4/N+1: công ty T phá sản, căn cứ vào quyết định của
tòa án, công ty T đã thanh toán cho doanh nghiệp 20.000.000đ bằng tiền mặt, số
còn lại doanh nghiệp đã xử lý xóa sổ. Biên bản của hội đồng xử lý nợ của doanh
nghiệp với khách hàng T đã được lập.
Yêu cầu: thực hiện hạch toán trích lập và xử
lý khoản nợ khó đòi.
Bài 3: Tại doanh nghiệp A
có các nghiệp vụ liên quan đến hoạt động cầm cố, ký cược, ký quỹ như sau:
1.
1/1/N, Doanh nghiệp ký quỹ mở L/C bằng TGNH số tiền
50.000.000đ.
2.
5/3/N, Doanh nghiệp cầm cố 5 xe ô tô để vay tiền ngân hàng
có nguyên giá 150.000.000đ/1 xe, hao mòn 50%.
3.
5/6/N, thanh toán tiền hàng cho khách hàng H bằng tiền ký quỹ
L/C ở ngày 1/1/N
4.
7/7/N, Doanh nghiệp cầm cố 1 lô hàng trị giá 1.000.000.000đ.
5.
8/9/N, Doanh nghiệp ký quỹ mở L/C số tiền 10.000$ bằng tiền
gửi ngân hàng ngoại tệ. Tỷ giá thực tế là 22.510đ/$.
Yêu cầu: Định khoản