Bài 4: LẮP ĐẶT HỆ THỐNG ĐIỆN


Thời gian :     8  tiết                                                                     
Hệ Cao  đẳng  ĐTCN  – K12                       
Ngày soạn16/3/2020
Ngày dạy : 17
/3/2020  ( sáng :  7h - 10h45 ;  chiều : 1h - 4h30)

--------------------

Bài 4: LẮP ĐẶT HỆ THỐNG ĐIỆN

I.  MỤC TIÊU

- Chú ý tuân thủ các quy định vê điện khi thiết lập và chỉnh sửa các thiết bị và hệ thống điện

-      Sản xuất thiết bị điện và xây dựng hệ thống điện

-      Lựa chọn và lắp ráp các thiết bị điện và hệ thống máng cáp

-      Kết nối các môđun và thiết bị với các công nghệ kết nối khác nhau

-      Lắp đặt các chốt hãm, giàn giáo và bảng điều khiển một cách chuyên nghiệp

II. NỘI DUNG

2.1  Nhà máy điện điện mặt trời 


+ Những thiết bị gì có trong hệ thống năng lượng mặt trời?

Hiểu về các thành phần của một hệ thống là bước đầu tiên bạn cần nắm. Các thành phần của hệ thống điện năng lượng mặt trời gia đình là:

Tấm pin mặt trời:

Bản thân tấm pin là yếu tố chính của hệ thống. Các thuộc tính cần thiết để xem xét là hiệu quả, chi phí, bảo hành và loại công nghệ. OSolar chuyên cung cấp tấm pin chất lượng, hiệu quả cao và bảo hành đảm bảo.

Hai loại pin phù hợp nhất cho việc lắp đặt năng lượng mặt trời là đơn tinh thể và đa tinh thể. Chúng được lắp đặt tương tự mặc dù pin Mono hiệu quả hơn và đắt hơn một chút so với pin Poly

Số lượng và vị trí của các tấm pin mặt trời phụ thuộc vào yêu cầu năng lượng điện sử dụng, diện tích bề mặt mái có thể sử dụng, khí hậu và ánh sáng mặt trời ở vị trí của bạn, từ đó đánh giá hiệu quả của các tấm pin mặt trời. Với kinh nghiệm của đội ngũ kỹ thuật, Osolar tự tin mang đến những giải pháp tính toán công suất hệ thống phù hợp, tối ưu hiệu quả kinh tế với những điều kiện thực tế của KH.

Biến tần:

Bên cạnh hệ thống tấm pin, biến tần là 1 thành phần vô cùng quan trọng khác trong các thành phần cấu tạo nên 1 hệ thống điện mặt trời. Osolar tự tin mang đến cho KH nhiều lựa chọn các loại biến tần từ các nhà sản xuất hàng đâu trên thế giới như Osolar.

Về cơ bản, biến tần là cơ chế chuyển đổi dòng điện trực tiếp (DC) được tạo ra bởi các tấm pin mặt trời thành dòng điện xoay chiều (AC) mà các gia đình sử dụng. Về công nghệ, biến tần có ba loại:

Biến tần chuỗi hoặc tập trung: ít tốn kém nhất, nhưng có thể không hiệu quả.

Bộ biến đổi vi mô: đắt tiền hơn, được gắn vào mỗi bảng điều khiển năng lượng mặt trời cho phép hoạt động trơn tru ngay cả khi một số bảng được tô bóng.

Biến tần chuỗi kết hợp tối ưu hóa điện: bộ tối ưu hóa điện được cài đặt trong mỗi tấm pin, giúp tối ưu hóa biến đổi điện, khắc phục các hạn chế của biến tần chuỗi. So sánh về chi phí, đây là giải pháp trung bình, ít tốn kém hơn các bộ biến đổi vi mô, nhưng nhiều hơn loại chuỗi thông thương.

Giá đỡ:

Nếu tấm pin và bộ biến tần là những thiết bị quan trọng, thì phần khung gia đỡ lại đóng vai trò quan trọng theo 1 hướng khác – bệ đỡ theo năm tháng để hệ thống hoạt động. Với tuổi thọ ít nhất 30 năm của tấm pin, giá đỡ đóng vài trò quan trọng không kém.

Thông thường, tấm pin không được gắn trực tiếp vào bề mặt lắp đặt mà được gắn trên giá đỡ, sau đó gắn vào bề mặt (sàn bê tông, mái tôn, mái ngói…). Để tăng hiệu quả hấp thụ năng lượng ánh sáng, giá đỡ cần được thiết kế phù hợp với hướng nắng, điều kiện hạ tầng xung quanh vi trí lắp đặt (không bóng râm, hứng năng trực tiếp..) đồng thời phải hạn chế bám bụi, vệ sinh tấm pin dễ dàng.

Về chất liệu và kết cấu phải đảm bảo chắc chắn trong vòng 30 năm để cả hệ thống vận hành không bị ảnh hưởng

Với đội ngũ kĩ thuật được đào tạo bài bản và kinh nghiệm thực tế triển khai, Osolar tự tin mang đến giải pháp giá đỡ chất lượng cho KH

Hệ thống giám sát:

Để xác minh hiệu suất của hệ thống PV của bạn, một hệ thống giám sát sẽ cho chủ nhà biết lượng điện được tạo ra mỗi giờ. Hệ thống có thể xác định các thay đổi hiệu suất tiềm năng.

Hệ thống lưu trữ:

Pin có thể được cài đặt để lưu trữ năng lượng cho việc sử dụng sau này hoặc đơn giản là qua đêm. Ngoài ra, ở một số nơi cho phép năng lượng điện dư thừa (không sử dụng hết) sẽ được chuyển  đến lưới điện để bán cho công ty điện.

+ Nguyên lý hoạt động pin mặt trời

Xem thêm : https://osolar.vn/nguyen-ly-pin-mat-troi-hoat-dong-nhu-the-nao/

+ Nguyên lý hoạt động inverter và phân loại biến tần

Bộ biến tần năng lượng mặt trời (solar inverter- PV- PhotoVoltage inverter) là gì?

Inverter của hệ thống năng lượng mặt trời là thiết bị điện tử chuyển đổi dòng điện 1 chiều (DC) thành dòng điện xoay chiều (AC). Các tấm pin mặt trời tạo ra dòng điện 1 chiều từ mặt trời, nhưng hầu hết các thiết bị gia dụng lại hoạt động bằng dòng điện xoay chiều. Chính vì vậy, vai trò của Solar Inverter trong hệ thống năng lượng mặt trời là cực kỳ quan trọng, nó sẽ biến nguồn điện DC từ việc các tấm pin hấp thụ thành dòng điện xoay chiều để phù hợp với các thiết bị điện trong gia đình của bạn.

Về mục đích sử dụng liên quan lưới điện, có loại biến tần cơ bản như sau:

·         Biến tần độc lập – không nối lưới:chỉ nhiệm vụ đơn thuần là biến đổi dòng điện DC sang AC chuẩn để phục vụ sinh hoạt. Thường kết hợp với hệ thống điện mặt trời không nối lưới trong các khu vực xa xôi hẻo lánh, không có lưới điện.

·         Biến tần nối lưới: với thiết kế đặc biệt phục vụ nhu cầu nối lưới khi cần, biến tần này cho phép hệ thống điện mặt trời hòa vào mạng lưới chính.Tuy điều kiện nguồn điện mặt trời và nhu cầu sử dụng, mà hệ điện mặt trời nối lưới có thể sử dụng thêm nguồn điện từ lưới để tổng hợp cung cấp cho hệ thống thiết bị sử dụng hoặc cung cấp ngược lại lưới điện khi sử dụng không hết.

·         Biến tần lai – kết hợp: biến tần đặc biệt đáp ứng đống thời 2 nhu cầu: ưu tiên tích lũy năng lượng vào pin dự phòng đồng thời hỗ trợ tính năng hòa lưới. Khi mất lưới điện, sẽ tự động sử dụng chuyển đổi nguồn cung từ pin dự trữ.


2.2  Trạm biến áp

1. Phân loại trạm biến áp

Quy mô của máy/trạm biến áp phụ thuộc vào lượng công suất truyền tải. Quy mô càng lớn thì điện áp càng cao. Người ta phân ra làm 4 cấp điện áp:

Siêu cao áp: Lớn Hơn 500 kV

Cao áp: 66 kV, 110 kV, 220 kV và 500 kV

Trung áp: 6 kV, 10 kV, 15 kV, 22 kV và 35 kV

Hạ áp: 0,4 kV, 0,2 kV và các điện áp nhỏ hơn 1 kV

Căn cứ vào mức độ điện áp, ta có 2 cách phân chia trạm biến áp:

Loại 1: Trạm biến áp Trung gian nhận điện áp từ 220 kV đến 35 kV biến đổi thành điện áp ra 15 kV – 35 kV theo nhu cầu sử dụng.

Loại 2: Trạm biến áp phân xưởng hay trạm biến áp phân phối nhận điện áp 6 kV đến 35 kV biến đổi thành điện áp ra 0,4 kV – 0,22 kV. Đây là trạm biến áp được dùng trong mạng hạ áp dân dụng, thường sử dụng cho các công trình tòa nhà.

Các máy/trạm biến áp thường có công suất biểu kiến phổ biến là: 50, 75, 100, 160, 180, 250, 320, 400, 500, 560, 630, 750, 800, 1000, 1250, 1500, 1600, 1800, 2000, 2500 kVA.

2. Tính toán và lựa chọn trạm biến áp

Các tổ chức, cá nhân cần xem xét 3 tham số để đưa ra yêu cầu cụ thể cho các đơn vị tư vấn, thiết kế, thi công cơ điện:

Xác định trung tâm phụ tải và vị trí đặt trạm:

Việc đầu tiên trước khi thiết kế, thi công, lắp đặt trạm biến áp là cần tính toán trung tâm phụ tải và vị trí đặt trạm nhằm tiết kiệm dây dẫn nhằm hạn chế sụt áp và tổn hao công suất của mạng điện. Ngoài ra, các yếu tố đảm bảo hàng lang an toàn lưới điện, mỹ quan công trình cũng cần được xem xét khi cân nhắc vị trí đặt trạm.

Xác định số lượng trạm biến áp dựa theo phân loại hộ sử dụng

Số lượng biến áp phụ thuộc vào mức độ sử dụng, tính quan trọng của công trình. Có thể chia ra làm 3 mức độ tương ứng với 3 hộ dùng điện.

 

Hộ loại 1: Hộ loại 1 là nhóm có ảnh hưởng đến sinh mạng con người hoặc an ninh quốc gia như bệnh viện, trạm xá hoặc trụ sở cơ quan nhà nước, cơ quan của bộ quốc phòng.v.v. Hộ loại 1 cần duy trì nguồn điện liên tục trên đường dây hạ áp từ trạm, do vậy cần 2 máy biến áp trở lên trên 1 trạm. Hộ loại 1 dùng 2 máy biến áp, trong đó mỗi máy có thể chịu quá tải bằng 1,4 lần công suất của máy trong 6 giờ. Liên quan đến vấn đề kinh tế, vì quá trình tính toán trạm biến áp cho hộ loại 1 thường dưa vào công suất dự kiến cho nên thời điểm tải nhỏ nhất có thể nhỏ hơn công suất của 1 máy biến áp. Vì vậy quá trình vận hành chỉ cần sử dụng 1 máy biến áp cho toàn bộ tải để tránh tổn hao điện không cần thiết nếu dùng 2 máy.

Hộ loại 2: Có ảnh hưởng về kinh tế tới số đông, ví dụ như nhà máy, khu công nghiệp, tòa nhà văn phòng hoặc nơi thường xuyên tập trung đông người làm việc (Không bao gồm các công trình công cộng). Hộ loại 1 cần tối thiểu 1 máy biến áp trên 1 trạm.

Hộ loại 3: Thường là nhóm gia đình, cá thể, tư nhân. Hộ loại này nếu xảy ra mất điện sẽ ít ảnh hưởng đến kinh tế nói chung nên có thể cắt điện để sửa chữa. Hộ loại 3 thường sử dụng chung 1 máy biến áp tại mỗi trạm điện. Điển hình cho trường hợp này là tại các khu dân cư.

Xác định công suất trạm biến áp

Có nhiều cách tính toán công suất điện, trong đó hiện nay có 3 cách được dùng phổ biến nhất: Cách 1: Theo diện tích và nhu cầu sử dụng.

Cách 2: Theo sản lượng hàng năm một sản phẩm trên một kW tiêu thụ điện.

Cách 3: Theo công suất đặt và hệ số nhu cầu căn cứ trên việc danh sách các thiết bị tiêu thụ điện cụ thể đã, đang và sẽ có nhu cầu sử dụng.

3. Các loại trạm biến áp được sử dụng

3.1. Trạm biến áp ngoài trời

Trạm ngoài trời thích hợp cho các trạm trung gian công suất lớn vì máy biến áp, thiết bị phân phối có kích thước lớn không gian ngoài trời sẽ là lựa chọn phù hợp, giúp tiết kiệm chi phí xây dựng. Trạm biến áp ngoài trời bao gồm các loại trạm treo (< 3×75 kVA), trạm giàn (< 3×100 kVA), trạm nền (đặt lên nền bê tông).


Trạm treo:

Là trạm mà toàn bộ các thiết bị cao hạ áp và máy biến áp đều được treo trên cột. MBA thường là loại môt pha hoặc tổ ba máy biến áp một pha. Tủ hạ áp được đặt trên cột. Trạm này thường tiết kiệm không gian nên thường được dùng làm trạm công cộng cung cấp cho một vùng dân cư. Máy biến áp của trạm treo thường có công suất nhỏ (3×75 kVA), cấp điện áp 15¸22/0,4 kV. Tuy nhiên loại trạm này thường làm mất mỹ quan thành phố nên về lâu dài loại trạm này không được khuyến khích dùng ở đô thị.



Trạm giàn:

Trạm giàn là loại trạm mà toàn bộ các trang thiết bị và máy biến áp đều được đặt trên các giá đỡ bắt giữa hai cột. Trạm được trang bị ba máy biến áp một pha (3×75 kVA) hay một máy biến áp ba pha (400 kVA), cấp điện áp 15 22 kV /0,4 kV. Thiết bị đo đếm có thể đặt tại phía trung áp hay phía hạ áp. Tủ phân phối hạ áp đặt trên giàn giữa hai cột. Đường dây đến có thể là đường dây trên không hay đường cáp ngầm. Trạm giàn thường cung cấp điện cho khu dân cư hay các phân xưởng.


Trạm nền:

Trạm nền thường được dùng ở những nơi có điều kiện đất đai như ở vùng nông thôn, cơ quan, xí nghiệp nhỏ và vừa. Đối với loại trạm nền, thiết bị cao áp đặt trên cột, máy biến áp thường là tổ ba máy biến áp một pha hay một máy biến áp ba pha đặt bệt trên bệ ximăng dưới đất, tủ phân phối hạ áp đặt trong nhà. Xung quanh trạm có xây tường rào bảo vệ. Đường dây đến có thể là cáp ngầm hay đường dây trên không. Thiết bị đo đếm có đặt ở phía trung áp hay phía hạ áp.

3.2. Trạm biến áp trong nhà

Trạm biến áp trong nhà có nhược điểm chi phí xây dựng tốn kém nếu trạm sử dụng đòi hỏi công suất lớn. Do khối hình và kết cấu thô kệch nên dễ gây mất thẩm mỹ kiến trúc. Bên cạnh nhược điểm lớn nhất về chi phí, chủ đầu tư không nên bỏ qua các ưu điểm của loại trạm này. Trạm biến áp trong nhà được phân chia thành 3 loại:

2.3  Truyền tải – và phân phối

Phân loại lưới điện truyền tải và phân phối đến gia đình

Phân loại lưới điện truyền tải và phân phối đến gia đình

Chúng ta sử dụng điện hằng ngày, nhưng đôi khi tự hỏi lưới điện mà chúng ta đang dùng được phân làm mấy loại sau khi chạy ra từ nhà máy điện?

Điện năng sau khi được sản xuất ở các nhà máy (điện áp ra ở các nhà máy điện thông thường khoảng 6 đến 10,5 kV) điện sẽ được truyền tải, phân phối đến các hộ tiêu thụ điện nhờ mạng lưới điện chia làm các loại và tên gọi như sau:

·         Lưới hệ thống (110kV, 220kV, 500kV). ™

·         Lưới truyền tải (35kV, 110kV, 220kV). ™

·         Lưới phân phối trung áp (6, 10, 15, 22, 35kV).

·         Lưới phân phối hạ áp (0,4/0,22kV).



2.4  Nguồn điện hạ áp

2.5  Dây dẫn có vỏ bọc, dây cáp và đường dây trên không  

Trong chương trình hiện đại hóa lưới điện, ngành Điện Việt Nam đã chú trọng lựa chọn những giải pháp công nghệ có tính khả thi, ứng dụng những công nghệ mới. Việc sử dụng dây dẫn bọc cách điện trên lưới điện trung áp dần phổ biến và đã phát huy hiệu quả tốt trong việc thi công đường dây trên không.

Khi tốc độ đô thị hóa tăng nhanh thì việc dùng dây dẫn bọc cách điện thay thế cho đường dây trần trước đây là phù hợp. Trong vận hành, ngoại trừ những trường hợp do thiên tai, hỏa hoạn gây ra thì đường dây bọc cách điện trung áp có rất nhiều ưu điểm vượt trội so với đường dây trên không không bọc cách điện.

Dây dẫn bọc cách điện được dùng để phân phối điện năng là một giải pháp công nghệ mới nhằm tạo ra khoảng cách an toàn hơn cho hành lang lưới điện; tạo điều kiện thuận lợi cho việc thiết kế tuyến dây dùng chung hai cấp điện áp trung áp và hạ áp. Ngoài ra còn giúp giảm thiểu nguy cơ chạm chập khi có vật lạ rơi vào đường dây như dây diều, thanh sắt trong các công trình xây dựng hoặc cành cây chạm vào đường dây; ngăn chặn được nguy cơ xảy ra ngắn mạch khi vi phạm khoảng cách giữa các pha; thuận lợi trong việc thi công trong những địa hình phức tạp, có độ dốc, nguy hiểm, nhiều cây cối vi phạm khoảng cách an toàn. Dây dẫn bọc cách điện đảm bảo hơn rất nhiều so với đường dây trần trong điều kiện có biến động thay đổi khí hậu và thời tiết, hạn chế được tác động về cơ học lên đường dây ở những vùng có tuyết phủ; đảm bảo tính cấp điện liên tục cung cấp điện; tạo thuận lợi trong quá trình kiểm tra và sửa chữa trong điều kiện mang điện (Hot line)

Nhưng thực tế chỉ sau một thời gian sử dụng đã có nhiều vụ “tự đứt dây”. Sự cố “tự đứt dây” trên cùng một pha hay khác pha xảy ra trong điều kiện thời tiết bình thường. Khi sự cố xảy ra, ngoài mất điện gây thiệt hại kinh tế còn nguy hiểm cho người dân sống dưới đường dây, nhất là ở những nơi mật độ dân cư lớn như: Trường học, khu chợ, trên các trục đường giao thông...

Dây dẫn bọc cách điện là công nghệ mới, vì vậy sự hiểu biết về dây dẫn bọc cách điện ở cấp điện áp, trung áp sẽ giúp tránh được những sai sót trong quá trình thiết kế, xây dựng và quản lý vận hành sau này:

Dây dẫn bọc cách điện là dây đơn pha được làm bằng nhôm (AAC) hoặc bằng hợp kim nhôm Almélec (AAAC), lớp cách điện bên trong là các hợp chất điền kín các sợi dây dẫn có tiết diện từ 35mm2 đến 240mm2, có lớp vỏ bọc bảo vệ bên ngoài bằng chất PR (XLPE) độ dầy thay đổi từ 1,5mm đến 4,5mm.

Để tăng cao độ bền cách điện và tăng độ dẻo dai của lớp vỏ bọc, người ta sử dụng công nghệ lưu hóa khô hợp chất Pólyéthylen bằng hơi lưu huỳnh (S) chuyển đổi kết cấu mạng phân tử vật liệu cách điện từ liên kết dọc thành liên kết ngang, chính vì thế dây dẫn bọc cách điện có tên là dây XLPE.

Dây dẫn bọc cách điện là vật liệu điện chuyên dùng cho đường dây trên không, mặc dù được cố định trên sứ giống như đường dây trần, nhưng vẫn phải chọn dây theo cấp “Điện áp pha” tương ứng với cấp điện áp đang sử dụng.

 

Thí dụ: - Điện áp 35 kV: Chọn dây có cấp điện áp 24 kV

             - Điện áp 22 kV: Chọn dây có cấp điện áp 15 kV

- Điện áp 15 kV: Chọn dây có cấp điện áp 10 kV

- Điện áp 10 kV: Chọn dây có cấp điện áp 6,3 kV

- Điện áp   6 kV: Chọn dây có cấp điện áp 3,6 kV

Trong quy phạm kỹ thuật của Bộ Công Thương đã quy định, nhưng có nhiều dự án cải tạo ĐDK làm chưa chuẩn hoặc do quan niệm đơn giản là:

- Dây dẫn bọc cách điện dù sao cũng tốt hơn dây trần cho nên không cần quan tâm lắm đến tiêu chuẩn lựa chọn dây.

- Việc cải tạo đường dây sẽ hạ được giá thành đầu tư nếu dùng dây bọc có cấp điện áp thấp hơn cấp điện áp phải chọn.

Thí dụ: Dùng dây dẫn bọc cách điện ở cấp 3,6kV để thi công đường dây 10kV, 22kV, 35kV

Đây là lý do dẫn đến sự cố “ tự đứt dây”. Điểm đứt dây thường cách điểm buộc dây trên sứ đỡ khoảng 40cm, có dây buộc định hình xiết chặt vào dây dẫn. Trong quá trình vận hành, do có lực cơ giới đường dây nên dây buộc định hình và dây dẫn thường bị cọ xát liên tục. Tại đây xuất hiện hiện tượng phân cực điện dung và dần hình thành sự phóng điện qua các lớp cách điện nằm giữa dây buộc định hình và dây dẫn. Do dây dẫn được làm bằng nhôm có đặc tính hóa học yếu, khi lớp cách điện bị tổn thương sẽ xuất hiện sự phóng điện và “dòng điện điện phân” liên tục đi qua điểm phóng điện làm mủn mặt cắt dây nhôm tại vị trí phóng điện. Chỉ cần sau một thời gian từ một đến hai tháng là đủ để dây dẫn bị đứt.

Để chống hiện tượng“tự đứt dây” cần thực hiện yêu cầu:

- Tuyệt đối không được dùng ghíp nhôm thường để kẹp nối dây dẫn bọc.

- Tuyệt đối không được gọt đi lớp cách điện khi đấu nối.

- Không được làm tổn thương, cào xước lớp vỏ bọc bên ngoài dây dẫn trong quá trình thi công.

- Phải dùng ống nối dây chịu lực luồn trong ống bằng chất dẻo co ngót khi gia nhiệt để nối dây, đảm bảo không để hở cách điện của dây dẫn bọc. Nếu dây dẫn bị hở lớp vỏ bọc, nước mưa chứa axít sẽ có cơ hội thẩm thấu vào bên trong làm giảm khả năng cách điện của dây dẫn. 

- Phải dùng ghíp bấm thủng có bọc cách điện để kẹp nối dây dẫn với dây buộc định hình nhằm mục đích xóa bỏ sự phân cực, tạo ra chế độ đẳng thế trên đường dây trên không bọc cách điện.

Khả năng chịu dòng điện sét của dây bọc kém, nếu có sét đánh lan truyền trên đường dây sẽ gây phát nhiệt “cháy đoạn nhiệt” từ bên trong, lớp cách điện bên ngoài nhanh chóng bị hóa già dẫn đến giảm khả năng chịu cách điện của dây dẫn. Tất nhiên trên đường dây đã bố trí chống sét, nhưng nếu thiết bị chống sét hoạt động kém hiệu quả thì dây dẫn bọc cách điện có thể biến thành dây trần khi mà lớp cách điện không còn tác dụng nữa.

Để hạn chế ảnh hưởng của sét: 500m nên đặt 1 bộ đặt chống sét đường dây. Nếu dùng dây bọc thì mật độ đặt các bộ chống sét tăng lên, khoảng 200m*300m nên đặt một bộ.  Trong thực tế, cứ cách hai khoảng cột người ta đặt một bộ “mỏ phóng điện đầu tròn” để làm điểm thoát “quá điện áp” trên đường dây. Kết hợp với chống sét van, mỏ phóng điện đầu tròn có tác dụng giảm thiểu sự phá hoại của dòng điện sét lan truyền trên đường dây. Việc dùng mỏ phóng điện đầu tròn sẽ giảm được giá thành so với các bộ chống sét mà vẫn đạt được hiệu quả cao. Khi dùng mỏ phóng điện đầu tròn cũng phải sử dụng ghíp bấm thủng bọc cách điện để làm kẹp.


Kết luận:

Khi thi công đường dây dùng cáp bọc trung áp cần lưu ý

- Phải chọn dây dẫn có cấp cách điện lớn hơn hoặc bằng điện áp pha của đường dây.

- Dùng kẹp nối dây, ống nối dây có bọc cách điện để đảm bảo cho mối nối không bị hở cách điện.

- Tăng cường điểm thoát quá điện áp do sét trên đường dây.

- Nên ưu tiên dùng cáp bọc trong khu vực đông dân cư để có điều kiện thu hẹp hành lang tuyến dây, bảo đảm an toàn điện cho con người.

- Tại các địa phương thường có mật độ sét lớn, vùng ven biển có hơi nước nhiễm mặn nên hạn chế sử dụng dây dẫn bọc cách điện trung áp.

 

 

 










































































Ngày:17/03/2020 Chia sẻ bởi:

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM